Mô tả
Ô Dược có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, phế, thận, bàng quang. Có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị tiêu thực. Dùng hỗ trợ điều trị hàn ngưng khí trệ, khí nghịch phát suyễn, bụng trướng đau, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, đau bụng khi hành kinh, ăn uống không tiêu, nôn mửa, trẻ nhỏ bị giun, sung huyết, đau đầu, đái són, đái dầm hoặc hay đi tiểu đêm. Có thể dùng riêng với liều từ 6 – 12 gr / ngày, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như bạch truật, trầm hương, cam thảo, sinh khương, hoặc cao lương khương, hồi hương, thanh bì, hương phụ.
Phân Phối Ô Dược Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ô Dược Giá: 360.000 Đ / Kg
[form_dathang id=’9849′]
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Bảng Giá Ô Dược
Trọng Lượng ( Quy Cách Đóng Gói ) |
500 Gr / Gói |
Đơn Giá |
360.000 Đ / Kg |
Địa Chỉ Mua Ô Dược Uy Tín:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ô Dược Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Thành Phần Hóa Học Có Trong Ô Dược:
- Linderol, Borneol, Linderana (Nhật Bản Hóa Hợp, Thực Nghiệm Hóa Học Giảng Tọa (Nhật Bản) 1956, 22: 75).
- Linderalactone, Isolinderalactone, Neolinderalactone, Linderene, Lindenenol, Lindestrenolide, Linderene acetate, Lindenenyl acetate, Lindenenone, Lindestrene, Lindenene, Linderoxide, Isolinderoxide, Isofuranogermacrene (Takeda và cộng sự, J Chem Soc (C) 1971: 1070; 1968: 569; 1969: 1491, 2786, 1920, 1967: 631).
- Linderazulene, Chamazulene, Linderaic acid.
- Trong Ô dược có Borneol, Linderane, Linderalactone, Isolinoleralactone, Neolinderalactone, Linderstrenolide, Linderne, Lendenene, Lindenenone, Lindestrene, Linderene acetate, Isolindeoxide, Linderic acid, Linderazulene, Chamazulene, Laurolitsine (Chinese Hebral Medicine).
Tên Khác Của Ô Dược:
- Thiên Thai Ô Dược (Nghiêm Thị Tế Sinh Phương), Bàng Tỵ (Bản Thảo Cương Mục), Bàng Kỳ (Cương Mục Bổ Di), Nuy Chướng, Nuy Cước Chướng, Đài Ma, Phòng Hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Thai Ô Dược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thổ Mộc Hương, Tức Ngư Khương (Giang Tây Trung Thảo Dược), Kê Cốt Hương, Bạch Diệp Sài (Quản Tây Trung Thảo Dược) Cây Dầu Đắng.
Tên Khoa Học Của Ô Dược:
- Lindera myrrha Merr; Thuộc họ Long não (Lauraceae).
Mô Tả Cây Ô Dược:
- Cây cao chừng 1 – 15m. Cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm. Mặt trên bóng, mặt dưới có lông, ngoài gân chính có 2 gân phụ xuất phát từ 1 điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá, mặt trên lõm, mặt dưới lồi, cuống gầy, dài 7 – 10mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3 – 4mm. Quả mọng hình trứng, khi chín có màu đỏ, trong chứa 1 hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng.
- Rễ Ô dược đa số hình thoi, hơi cong, 2 đầu hơi nhọn, phần giữa phình to thành hình chuỗi dài khoảng 10 – 13cm, đường kính ở chỗ phình to là 1 – 2cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nâu nhạt vàng, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc. Cứng, khó bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu nâu nhạt, hơi hồng, hơi có bột, ở giữa mầu đậm hơn, có vằn tròn, và vằn hoa cúc. Mùi hơi thơm, vị hơi đắn, cay (Dược Tài Học).
Khu Vực Phân Bố, Thu Hái Và Cách Chế Biến Ô Dược:
- Thu hái vào 2 mùa Đông – Xuân. Đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi khô, hoặc cạo sạch vỏ ngoài, thái thành phiến phơi khô. Ô dược phần nhiều hình thoi hơi uốn cong, 2 đầu hơi nhọn, ở giữa phình to giống như chuỗi hạt, dài 10 – 13,5cm, chỗ phình to, dường kính độ 1 – 2cm.
- Mặt ngoài màu xám vàng hay màu nâu vàng có những vết ngắn sẹo do rễ con bị rụng. Mùi thơm, vị hơi đắng cay. Loại ô dược hình chuối hạt, non, nhiều bột mặt cắt ngang màu xám là tốt. Loại ô dược già, nhiều xơ gỗ, không dùng làm thuốc.
- Ô dược phải khô, mập, rễ có chỗ to, chỗ nhỏ không đều, da nâu, thịt vàng ngà, sạch rễ con, không mốc mọt, đường kính to trên 12mm, cắt thành từng đoạn dài 30cm.
- Mọc hoang ở nhiều tỉnh toàn miền Bắc. Nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Bắc Bộ, có ở Hòa Bình, Hà Tây.
- Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông hay đầu xuân.
- Đào rễ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi khô.
- Nếu thái miếng thì rễ tươi lấy về, cạo sạch vỏ ngoài (có khi không cạo) ngâm vào nước thỉnh thoảng thay nước rồi thái thành từng miếng mỏng phơi khô.
Bộ Phận Dùng Của Ô Dược:
- Rễ của cây được dùng làm thuốc. Chọn thứ rễ mập, rắn chắc, thịt có màu vàng ngà, bề ngoài trơn nhẵn, không có mọt và có hương thơm đặc trưng là loại tốt nhất. Loại rễ cứng và già đã mất tác dụng dược lý nên thường không được chọn để làm thuốc.
Công Dụng Của Ô Dược:
Theo y học cổ truyền, Ô Dược có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, phế, thận, bàng quang. Có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị tiêu thực. Dùng trị hàn ngưng khí trệ, khí nghịch phát suyễn, bụng trướng đau, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, đau bụng khi hành kinh, ăn uống không tiêu, nôn mửa, trẻ nhỏ bị giun, sung huyết, đau đầu, đái són, đái dầm hoặc hay đi tiểu đêm.
Theo Y học cổ truyền:
- Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống, ôn thận tán hàn. Chủ trị chứng hàn uất khí trệ, thuận dương bất túc, bàng quang hư lãnh.
- Lý thất tình uất kết, hoắc loạn thổ tả, khí huyết ngưng đình và đờm thực tích lưu (theo Bản Thảo Thông Huyết).
- Khai uất, chỉ thống (giảm đau), thuận khí và tán hàn (theo Trung Dược Học Đại Từ Điển).
- Lý nguyên khí (theo Thang Dịch Bản Thảo).
- Chỉ thống, ôn thận, hành khí và khứ hàn (theo Trung Dược Học).
- Nhuận mệnh môn hỏa, khứ nội hàn, tiết phế nghịch và nhuận mệnh môn hỏa (theo Y Lâm Toản Yếu).
Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách Bản thảo thập di: “Chủ trung ác tâm phúc thống, tích thực không tiêu, thiên hành, dịch chướng, lãnh khí công, xung bàng quang thận, huyết khí, trẻ em bệnh giun.”
- Sách Bản thảo kinh sơ: “Ô dược thường dùng chung với Hương phụ trị tất cả các bệnh về khí của phụ nữ, bất kể khí có hư, có thực, có hàn, có nhiệt, lãnh khí, bạo khí đều dùng được…”
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng chuyển hóa: Thực nghiệm cho chuột ăn ô dược 1 thời gian nhất định, nhận thấy trọng lượng tăng lên (theo Chinese Hebral Mecidicine).
- Tác dụng đối với đường ruột và bao tử: Thảo dược có khả năng tăng nhu động ruột và giảm trương lực đối với ruột của thỏ cô lập. Ngoài ra ô dược còn có tác dụng tăng tiết dịch ở đường ruột (theo Trung Dược Học).
- Tác dụng đối với vị trường: Thực nghiệm đối với chó gây mê nhận thấy ô dược có tác dụng cải thiện triệu chứng đầy hơi và tăng nhu động ruột (theo Chinese Hebral Mecidicine).
- Tác dụng cầm máu: Tác dụng cầm máu của dược liệu là do rút ngắn tái calci hóa của huyết tương và làm giảm thời gian đông máu (theo Trung Dược Học).
Những Ai Nên Dùng Ô Dược ?
- Người ăn uống không tiêu, bụng trướng đầy.
- Người đau dạ dày co thắt do lạnh.
- Người đâu xương khớp, đau gối, toàn thân tê mỏi…
Cách Dùng Ô Dược:
- Ngày dùng 6 – 12 gr rửa qua, đun nước uống trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Lưu ý:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không dùng.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Ô Dược:
- Ăn uống không tiêu, bụng trướng đầy: ô dược (sao cám), hương phụ (tứ chế), đồng lượng 8 – 12g. Cả hai tán bột mịn, ngày uống 5 – 9g với nước sắc của gừng. Có thể uống 2 – 3 tuần. Nếu đầy bụng, đau bụng do giun, nhất là trẻ em có thể thay nước gừng bằng nước sắc của 4g hạt cau, trẻ em bị giun chỉ nên uống 5 – 7 ngày. Khi uống thuốc cần tránh các thức ăn tanh, khó tiêu như cua, cá, trứng, mỡ…
- Lỵ, sốt, tiêu chảy: ô dược (sao cám) tán bột mịn, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5g, uống với nước cơm, trước khi ăn khoảng 1 giờ rưỡi; hoặc phối hợp với cỏ sữa, hoắc hương, mỗi vị 8 – 10g, sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn khoảng 1 giờ rưỡi. Uống liền 1 – 2 tuần lễ.
- Đau dạ dày co thắt, do lạnh: ô dược 9g, ích trí nhân 6g, tiểu hồi (vi sao) 2g. Sắc hoặc hãm ngày 1 thang, uống 3 lần trước bữa ăn.
- Hỗ trợ điều trị chứng cam tích ở trẻ em (trẻ chậm lớn, gầy xanh, nhẹ cân, mắt hay bị nhoèn gỉ, mũi hay viêm, chảy nước mũi, bụng ỏng, đít teo, kém ăn, kém ngủ…): ô dược, bạch truật, kê nội kim (màng mề gà) đều sao cám (kê nội kim sao đến khi vị thuốc phồng đều), ý dĩ, hoài sơn (sao vàng), đồng lượng 9 – 12g. Tán bột mịn, ngày 3 lần, mỗi lần 5 – 9g, uống với nước sôi để nguội. Uống liền nhiều đợt, mỗi đợt 2 – 3 tuần.
- Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ: ô dược, mộc hương mỗi vị 12g, sa nhân 3g (đều vi sao); huyền hồ (chích giấm) 12g; cam thảo 5g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Uống liền 2 – 3 tuần lễ, sau mỗi khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Uống lặp lại vài đợt.
- Ngoài ra, ô dược còn được dùng để trị các chứng bệnh đau xương khớp, đau gối, toàn thân tê mỏi, đau đầu, chóng mặt…
Lưu ý:
- Vì ô dược còn có tên sim rừng, do đó có người đã đào lấy rễ cây sim (Rodomyrtus tomentosa Wight), họ sim (Myrtaceae) để giả mạo vị ô dược, cần lưu ý tránh nhầm lẫn.
- Các trường hợp khí hư, nội nhiệt không nên dùng ô dược.
Cách Bảo Quản Ô Dược:
- Quý khách nên để sản phẩm ở nơi cao khô ráo, thoáng mát và ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm có công dụng tốt nhất trong 3 – 6 tháng sau khi mở bao bì.
Một Số Lưu Ý Khi Dùng Ô Dược:
- Uống thuốc sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút sẽ có tác dụng tốt nhất.
- Có thể uống thuốc khi nóng hoặc để nguội đều được. Có thể uống lạnh, nhưng không nên quá lạm dụng vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt nhất là uống lúc thuốc còn nóng.
- Không dùng thuốc đã để qua đêm vì có thể gây đầy bụng, đau bụng do các vi sinh vật lên men gây ra.
- Khi đang dùng thuốc kiêng ăn rau muống, đỗ xanh, đồ tanh, đồ cay, rượu, bia và các chất kích thích làm mất tác dụng của thuốc hoặc phản tác dụng.
Lưu ý:
|
Phân Phối Ô Dược Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ô Dược Giá: 360.000 Đ / Kg
[form_dathang id=’9849′]
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Lý Do Bạn Nên Mua Ô Dược Tại Vườn Thuốc Quý:
|
Địa Chỉ Bán Ô Dược Uy Tín:
|
“Lấy sự hài lòng của quý khách hàng làm niềm hạnh phúc của chúng ta” là những gì mà toàn thể nhân viên của vườn thuốc quý đang ngày đêm tâm niệm và phấn đấu!
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Huyền Sâm.