Mô tả
Tế Tân có vị cay, tính ôn, vào kinh tâm, phế, thận. Có tác dụng khu phong tán hàn giải biểu, chỉ thống, ôn phế hóa ẩm, thông khiếu, dùng trị phong hàn biểu chứng; các chứng: đầu thống, tý thống, phúc thống, nha thống; đàm ẩm khái suyễn, tỵ uyên, thần hôn khiếu bế. Người xưa có nói: Can khương, Tế tân, Ngũ vị tử là thuốc tốt đối với chứng đàm ẩm khái thấu nhưng đối với chứng ho khan, ho lao có triệu chứng âm hư (hư hỏa) không nên dùng.
Tế Tân Giá: 180.000 Đ / Gói 300 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Bán Tế Tân Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cả Hợp Lý – Giao Hàng Toàn Quốc
Bảng Giá Tế Tân
Trọng Lượng ( Quy Cách Đóng Gói ) |
300 Gr / Gói |
Đơn Giá |
180.000 Đ / Gói 300 Gr |
Địa Chỉ Mua Tế Tân Uy Tín:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Tế Tân Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Thành Phần Hóa Học Có Trong Tế Tân:
- Trong tế tản có 2,75% tình dầu, trong đó thành phần chủ yếu là pinen, metyl-eugenola một hợp chất phenola có độ chảy 110°C, một hợp chất xeton, một lượng nhỏ axit hữu cơ, nhựa trong đó có chừng 0,2% chất trung tính với công thức C10H9O3 và độ chảy 124°C (Theo Trung Quốc sinh lý học tạp chí, 9: 261, 1935).
- Theo một tài liệu khác, trong tế tân có L. asarinin và chừng 3% tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là metyl ugenola chừng 50%, ngoài ra còn một ít asarylxeton C10H16O một chất phenol, axit anmitic.
- Trong một loài tế tân khác Asarum sieboldil Miq. var. seoulensis Nakai người ta thấy có 1- sesamin, 2,21% tinh dầu; trong tinh dầu thành phần chủ yếu là 47% metyleugenola axit panrnitic, safrola, I. pinen, eucacvon C10H14O và hợp chất có tính chất phenola C10H10O.
Tên Khác Của Tế Tân:
- Tiểu Tân, Tế Thảo, Thiểu Tân , Độc Diệp Thảo, Kim Bồn Thảo…
Tên Khoa Học Của Tế Tân:
- Asarum Sieboldii; Thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae).
Mô Tả Cây Tế Tân:
- Cây Tế Tân thường cuộn lại thành một khối lỏng lẻo. Thân rễ mọc ngang hình trụ, không đều, phân nhánh ngắn, dài 1 – 10 cm, đường kính 2 – 4 mm, mặt ngoài màu nâu xám, xù xì, với những mấu vòng, đốt dài 2 – 3 mm, có vết hình đĩa của các sẹo thân ở đầu nhánh.
- Rễ mảnh dẻ, mọc gần nhau ở các mấu, dài 10 – 20 cm, đường kính 1 mm; mặt ngoài màu vàng xám, nhẵn, có vết nhăn dọc, với những rễ con nhỏ hoặc vết sẹo. Có 2 – 3 lá mọc ở gốc thân khí sinh, cuống dài, mặt nhẵn, phiến lá phần nhiều bị gẫy, lá nguyên hình tim hay hình thận, mép nguyên, đầu lá nhọn, gốc lá hình tim, dài 4 – 10 cm, mặt trên màu lục nhạt.
- Một số dược liệu có hoa, phần nhiều nhăn dúm lại, hình chuông, màu tía thẫm, thuỳ của bao hoa cong về phía gốc, phần nhiều bị nén ép, xát vào ống bao hoa. Quả nang, hình cầu. Mùi thơm, vị cay, nếm có cảm giác tê lưỡi.
- Thân rễ của cây trồng, có nhiều nhánh, dài 5 – 15 cm, đường kính 2 – 6 mm. Rễ dài 15 – 40 cm, đường kính 1 – 2 mm, có nhiều lá hơn.
- Hán thành tế tân: Đường kính thân rễ 1 – 5 mm, đốt dài 0,1 – 1 cm. Phần nhiều có 2 lá gốc, cuống có lông, phiến lá dày hơn. Thuỳ bao hoa căng ra. Quả nang, hình bán cầu.
- Hoa tế tân: Thân rễ dài 5 – 20 cm, đường kính 1 – mm, đốt dài 0,2 – 1 cm. Có 1 – 2 lá gốc, phiến lá mỏng hơn, hình tim, đầu lá nhọn. Thuỳ bao hoa căng ra. Quả nang, gần hình cầu. Mùi và vị đặc trưng.
Khu Vực Phân Bố, Thu Hái Và Cách Chế Biến Tế Tân:
- Tế tân hiện nay hoàn toàn phải nhập. Tại Trung Quốc, tế tân, có ở Liêu Ninh, Hà Nam, Sơn Đông, Thiểm Tây, Triết Giang, Phúc Kiến. Vị liêu tế tân có ở Hắc Long Giang, Liêu Ninh. Theo Trung dược chí tập III, liêu tế tân sản lượng nhiều hơn, dùng trong nước và xuất khẩu, còn vị tế tân (hoa tế tân) sản lượng ít hơn, vậy tế tân ta nhập phần nhiều là vị liêu tế tân Herba Asari heterolropoidis.
- Vào tháng 5 – 6 đào toàn cây phơi trong mát, không nên phơi nắng, phân biệt liêu tế tân và hoa tế tân người ta dựa vào chiều dài của thân rễ và kích thước của đốt thân rễ.
- Bỏ sạch tạp chất, dùng nước phun ướt, cắt đoạn kịp thời, hong khô. Tế tân là vị thuốc dùng toàn cây Tế tân (Asarum heterotropoides Fr Sch.var mandshuricum (Maxim) Kitag).
- Liêu tế tân có thân rễ l – 4cm, đốt dài 2 – 3mm, đầu lá hơi nhọn, mặt trên và mặt dưới lá đều có lông.
- Hoa tế tân có thân rễ dài 3 – 8cm, đốt dài lmm, đầu lá nhọn, mặt dưới lá chỉ có lông ở đường gân.
Bộ Phận Dùng Của Tế Tân:
- Toàn bộ phần thân, rễ, lá và hoa đã phơi khô của cây Tế Tân.
Công Dụng Của Tế Tân:
Theo Đông y thì tế tân vị cay, tính ấm vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận. Có tác dụng trừ phong hàn, khai khiếu (thông tai mũi, miệng…) hành thủy (tiêu thoát nước) trừ cơm, chữa ho. Dùng chữa các chứng bệnh phong hàn, cảm cúm, sổ mũi, phong tê thấp, đau nhức, nhức răng, ho hen đờm khò khè, bị mồ hôi, ứ huyết. Ngậm tế tân chữa chứng hôi miệng, lỡ miệng lưỡi. Theo Tây y, tế tân có tác dụng giảm đau, hạ sốt nóng, kháng khuẩn, chống ho.
Chủ trị:
- Trị ho tức, nhức đầu (thiên đầu thống), tê nhức khớp xương, đau răng (dùng tươi).
- Đau đầu do phong hàn: Dùng tế tân với xuyên khung trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán.
- Đau răng do phong hàn: Dùng tế tân với bạch chỉ.
- Đau răng do Vị nhiệt: Dùng tế tân, thạch cao và hoàng cầm.
- Đau khớp do phong hàn thấp ngưng trệ: Dùng tế tân với khương hoạt, Phòng phong và quế chi.
- Cảm phong hàn biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và đau toàn thân: Dùng tế tân với Khương hoạt, phòng phong trong bài Cửu Vị Khương Hoạt Thang.
- Đàm lạnh xâm nhập phế biểu hiện như hen và ho có đờm nhiều, đờm lỏng: Dùng tế tân với Ma hoàng và can khương trong bài Tiểu Thanh Long Thang.
- Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, xung huyết mũi và đau đầu: Dùng tế tân với Bạch chỉ, Tân di và Bạc hà.
Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách bản kinh: “Chủ khái nghịch, đầu thống não động, cứng khớp, phong thấp tý thống, minh mục, lợi cửu khiếu”.
- Sách Bản thảo cương mục, tập 13: “Tân ôn năng tán nên dùng trị các chứng phong hàn, phong thấp đầu thống, đàm ẩm, hung trung khí trệ, chứng kinh giản. Do thuốc tán được phù nhiệt nên dùng trị được các chứng khẩu sang, hầu tý, trùng xỉ. Vị cay tả phế nên chứng ho phong hàn khí nghịch dùng được Tế tân để trị”.
- Sách Bản thảo hội ngôn: “Tế tân hỗ trợ gừng, quế để khu hàn tạng phủ, hỗ trợ phụ tử để tán lạnh của bệnh, giúp độc hoạt trừ chứng thiếu âm đầu thống, giúp kinh, phòng tán phong các kinh, giúp cầm, liên cúc, bạc tán giải uất nhiệt trị răng đau do phong hỏa tất tốt”.
Tác dụng dược lý:
- Giải nhiệt: Thực nghiệm trên động vật chứng minh thuốc có tác dụng hạ nhiệt.
- Kháng khuẩn: Cồn chiết Tế tân in – vitro đối với vi khuẩn Gram dương và trực khuẩn thương hàn có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt.
- Giảm đau: thuốc có tác dụng gây tê tại chỗ.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Thuốc có tác dụng an thần, giảm đau, gây tê tại chỗ và kháng viêm. Tinh dầu Tế tân chích phúc mạc có tác dụng ức chế trung khu thần kinh rõ rệt. Nước sắc 50% của Tế Tân có thể cắt xung động dẫn truyền dây thần kinh tọa con cóc. Hiệu giá gây tê của Tế Tân tương đương với procain 1%. Nước chiết xuất Tân tân có tác dụng chống dị ứng.
- Cồn chiết xuất của thuốc chích tĩnh mạch thỏ có tác dụng đối kháng và ức chế hô hấp của Morphin.
- Thuốc có tác dụng cường tim, giãn mạch, tang chuyển hóa lipit, tang glucozo huyết và tăng cường chuyển hóa của cơ thể.
- Cồn chiết xuất của Tế tân và tinh dầu của thuốc trên ống nghiệm có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram+, trực khuẩn thương hàn, nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Tinh dầu của thuốc có tác dụng kháng nấm.
Theo các Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: “chủ thương trung, trừ tý hạ khí, bổ ngũ tạng hư lao, gầy yếu cường âm”.
- Sách Danh y biệt lục: “ích khí, bình vị khí, trưởng cơ nhục, trục nhiệt tà ở bì phu, chân gối lạnh đau, tê yếu, định chí trừ kinh”.
- Sách Dược phẩm hóa nghĩa: “chủ trị phế nhiệt cửu hư, khái thấu bất chỉ ( ho lâu khó cầm).
- Sách Bản thảo bị yếu: “trị di mộng tinh, hoạt tinh”.
- Sách Bản thảo tái tân: “thanh vị nhiệt, trừ tâm trung phiền khát, trị thận kinh hư nhiệt, an thần định kinh”.
Những Ai Nên Dùng Tế Tân ?
- Người bị đau răng, nhiệt miệng, là lưỡi.
- Người ho hen có đờm, viêm phế quản, hen phế quản.
- Người bị cảm mạo phong hàn, đau đầu ngạt mũi.
Cách Dùng Tế Tân:
- Ngày dùng 2 – 4 gr rửa qua, đun nước uống trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Lưu ý:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không dùng.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Tế Tân:
Tán hàn, giải biểu: Trị các chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu ngạt mũi.
- Bài 1: Thang ma hoàng phụ tử tế tân: ma hoàng 4g, phụ tử 12g, tế tân 4g. Sắc uống. Trị bệnh dương hư gầy yếu, ngoại cảm phong hàn, ớn rét; mạch trầm.
- Bài 2: bột tế tân, lấy chút ít thổi vào mũi. Trị nghẹt tắc mũi không thông hoặc gặp phong tà làm bất tỉnh nhân sự.
Trừ phong, giảm đau: Dùng với các chứng đầu thống phong (đau dầu do thần kinh), đau răng do phong lãnh (đau thần kinh răng), phong thấp đau khớp.
- Bài 1: Bột Định thống: tế tân 4g, xuyên ô 2g, nhũ hương 4g, bạch chỉ 4g. Tán thành bột mịn. Ngày dùng nhiều lần, mỗi lần uống 1-1,5g. Trị đau răng do phong lãnh, đau lợi.
- Bài 2: tế tân 4g, xuyên khung 12g, tần cửu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị các chứng phong thấp đau khớp, sợ lạnh, không có mồ hôi.
- Bài 3: tế tân 4g, thạch cao sống 40g. Sắc uống. Trị đau răng do phong hỏa, lợi răng sưng đỏ.
- Bài 4: tế tân 4g, xuyên ô 2g, nhũ hương 4g, bạch chỉ 4g. Tán bột mịn. Mỗi lần dùng 1-2g bột rắc vào chỗ đau. Trị đau răng.
- Bài 5: tế tân sắc lấy nước đặc, ngậm trong miệng khi nước còn ấm. Trị hôi miệng và nướu răng sưng đau.
Trừ đờm, dịu ho: Dùng cho chứng ho hen có đờm, viêm phế quản, hen phế quản.
- Bài 1: Thang linh cam ngũ vị khương tân: phục linh 12g, cam thảo 4g, tế tân 4g, can khương 6g, ngũ vị 4g. Sắc uống. Trị các chứng trên.
- Bài 2: ma hoàng 8g, quế chi 8g, bạch thược 12g, can khương 8g, bán hạ 8g, tế tân 6g, ngũ vị tử 6g, chích thảo 6g. Tác dụng giải biểu, trừ ẩm, giảm ho bình suyễn.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người âm hư hỏa vượng, ho khan không có đờm. Tế tân phản lê lô.
Cách Bảo Quản Tế Tân:
- Quý khách nên để sản phẩm ở nơi cao khô ráo, thoáng mát và ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm có công dụng tốt nhất trong 3 – 6 tháng sau khi mở bao bì.
Một Số Lưu Ý Khi Dùng Tế Tân:
- Uống thuốc sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút sẽ có tác dụng tốt nhất.
- Có thể uống thuốc khi nóng hoặc để nguội đều được. Có thể uống lạnh, nhưng không nên quá lạm dụng vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt nhất là uống lúc thuốc còn nóng.
- Không dùng thuốc đã để qua đêm vì có thể gây đầy bụng, đau bụng do các vi sinh vật lên men gây ra.
- Khi đang dùng thuốc kiêng ăn rau muống, đỗ xanh, đồ tanh, đồ cay, rượu, bia và các chất kích thích làm mất tác dụng của thuốc hoặc phản tác dụng.
Lưu ý:
|
Tế Tân Giá: 180.000 Đ / Gói 300 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Lý Do Bạn Nên Mua Tế Tân Tại Vườn Thuốc Quý:
|
Địa Chỉ Bán Tế Tân Uy Tín:
|
“Lấy sự hài lòng của quý khách hàng làm niềm hạnh phúc của chúng ta” là những gì mà toàn thể nhân viên của vườn thuốc quý đang ngày đêm tâm niệm và phấn đấu!
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Cát Cánh, Mạch Môn, Chỉ Thực, Kha Tử, Quả La Hán.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.